Xông hương: Nhỏ 5-6 giọt tinh dầu tràm gió vào đèn xông tinh dầu hoặc máy khếch tán để hương thơm lan toả trong 30-60 phút. Hay nhỏ vài giọt tinh dầu lên giấy ăn, bông gòn giúp lan tỏa mùi hương ở khoảng cách gần (sử dụng được trong thời gian ngắn). Xông hương tinh dầu tràm gió là một trong những loại tinh dầu xông phòng giúp thư giãn, tinh thần tỉnh táo, tập trung, làm mới không khí và đuổi côn trùng.
Xông hơi: Thêm 3-5 giọt tinh dầu vào tô nước nóng (hoặc máy xông mặt) để cách mặt 20-25cm rồi trùm kín bằng khăn, hít thở sâu trong 5-10 phút giúp điều trị bệnh hô hấp, phòng cảm lạnh, nhiễm trùng và giảm đau.
Sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: thêm vài giọt tinh dầu tràm vào chậu nước ấm để tắm cho trẻ, hoặc bôi lên gan bàn chân, lên yếm giúp phòng cảm cúm, trị ho, viêm phế quản, thở khò khè. (Lưu ý: tránh phần đầu và mặt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ)
Bôi da khi bị côn trùng cắn: bôi trực tiếp tinh dầu tràm giúp giảm sưng, viêm, ngứa các vết bị côn trùng cắn.
Massage: Pha tinh dầu tràm với dầu nền (dầu dừa, dầu oliu, dầu jojopa..) hoặc kem dưỡng để massage giúp làn da mềm mịn, thư giãn, giảm mệt mỏi. Dùng tinh dầu tràm giảm đau bằng lượng vừa đủ để xoa lên các vùng bị đau, thấp khớp, gout và điều hòa co thắt trong kinh nguyệt.
Tắm: Nhỏ 5-10 tinh dầu với bồn nước ấm để ngâm mình giảm stress, trị mẩn ngứa.
Súc miệng: Thêm 3 giọt tinh dầu vào nước ấm dùng để súc miệng hoặc kem đánh chống hôi miệng, viêm lợi, loét miệng.
Rửa vết thương: Pha tinh dầu với nước ấm với nồng độ 0,2% để rửa vết thương giúp sát khuẩn, chống nhiễm trùng.
Vệ sinh nhà cửa: nhỏ vài giọt tinh dầu vào chậu nước dùng để lau nhà giúp diệt khuẩn và làm cho căn nhà thơm tho.