Sản phẩm đã xem (0)

Vì sao sở y tế lại khuyên dùng tinh dầu Tràm Trà ngừa covid-19?

Sáng kiến nhỏ giọt tinh dầu tràm lên khẩu trang trước khi sử dụng để ngăn ngừa dịch bệnh do dịch bệnh NCoV đã được các chuyên gia đưa ra

Tinh Dầu Tràm Trà kháng khuẩn, tăng đề kháng cho cơ thể

Theo Sở Y tế TP.HCM, cho biết ngành y tế TP đang nghiên cứu và sẽ sớm công bố việc dùng tinh dầu tràm để tăng tính hiệu quả của khẩu trang trong việc ngăn ngừa dịch cúm do virus corona. Phòng Nghiệp vụ dược TP.HCM đã yêu cầu khoa dược Đại học Y TP.HCM bổ sung một số thông tin về sáng kiến này

Xem thêm:  Tinh dầu Tràm Trà kháng khuẩn, ngừa dịch bệnh Covid 19

Dùng tinh dầu tràm trà đúng cách và hiệu quả nhất

Theo chuyên gia, chỉ cần nhỏ 1 giọt tinh dầu tràm lên khẩu trang, khả năng ngăn ngừa virus sẽ được nâng cao.

"Việc sử dụng tinh dầu tràm để tăng tính kháng khuẩn đã có nhiều nghiên cứu chứng minh. Các nhà khoa học đang đánh giá thêm việc sử dụng tinh dầu tràm trên nhiều chất liệu khẩu trang khác nhau sẽ ra sao", các chuyên gia cho biết.

Theo các nhà khoa học, ngoài hương thơm dễ chịu, tinh dầu tràm còn chứa hoạt chất α-Terpineol có tác dụng kháng khuẩn. Chất này có thể ức chế một số loại virus, trong đó có cả virus cúm H5N1.

Ngoài ra, hoạt chất Eucalyptol chiết xuất từ tinh dầu tràm có tác dụng sát khuẩn nhẹ.

Trao đổi vớiTuổi Trẻ Online, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - nội thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết các loại dầu thông thường hiện người dân đang sử dụng đều có tác dụng kháng khuẩn làm giảm bệnh lý đường hô hấp. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không được dùng bởi có thể gây ngộ độc.

"Theo đông y, bệnh lý đường hô hấp có thể được làm giảm bằng các tinh dầu sát khuẩn", bác sĩ Khanh nói.

Dược sĩ Nguyễn Thành Triết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - khẳng định dầu tràm giống như một số loại tinh dầu khác, chỉ có tác dụng kháng khuẩn. Người dân có thể nhỏ vài giọt tinh dầu lên khẩu trang khi ra đường, bởi trong tinh dầu tràm có các chất có thể tác động ức chế trên vi khuẩn và một số virus.

"Đó là dung dịch để sát khuẩn chung, có tác dụng trên vi khuẩn nhiều hơn virus và không có đặc hiệu đặc trưng trong phòng chống virus corona", dược sĩ Triết nói.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - ủy viên thường trực Hội đồng khoa học - đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho rằng bất kỳ một loại thuốc hay dược liệu nào trước khi đưa vào điều trị đều phải có bằng chứng khoa học trên lâm sàng.

Trong khi hiện nay trên thế giới chưa có công bố khoa học nào hay bằng chứng lâm sàng nào chứng minh việc tinh dầu tràm có thể ngừa được virus corona. Hơn nữa, đối với virus corona hiện nay chúng ta mới vừa công bố phân lập được nên chưa thể nghiên cứu được các loại thuốc kháng virus này.

Để nghiên cứu các loại thuốc diệt virus corona phải có con virus này đặt nó trong môi trường thực nghiệm. Đối với việc thử nghiệm liên quan đến các chủng virus đều bắt buộc phải thực hiện trong môi trường rất đặc biệt và không đơn giản.

Tôi cho rằng đây chỉ là ý kiến của một chuyên gia nhưng chưa có bằng chứng lâm sàng nên chưa thuyết phục cho việc áp dụng trong điều trị" ông Khôi nhấn mạnh

Tuy nhiên, ông Khôi cũng cho biết thêm nhìn chung các loại tinh dầu đều có tính sát khuẩn nhưng cũng tùy loại, tùy thời điểm sử dụng và tùy loại vi khuẩn… Thực tế có những vi khuẩn có thời điểm có thể bị tiêu diệt bởi loại thuốc nào đó nhưng thời điểm khác do biến thể nên loại thuốc đó không còn tác dụng.

Hãy sử dụng Tinh dầu Tràm Trà vì nó tốt cho bạn và gia đình bạn

Vì vậy với Tinh Dầu Tràm ai thích và có nhu cầu sử dụng thì cứ việc dùng vì tinh dầu này lâu nay được biết đến có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn, việc sử dụng tinh dầu tràm không gây hại gì", ông Khôi khẳng định.